BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: KỂ CHUYỆN GƯƠNG HIẾU THẢO
Các em học sinh thân mến hôm nay cô xin giới thiệu với các em cuốn sách “ Kể chuyện gương hiếu thảo”
Trong cuộc sống luôn luôn có những tấm gương hiếu thảo để chúng ta học tập noi theo. Chính vì vậy nhà xuất bản Văn học đã cho ra đời cuốn sách “ Kể chuyện gương hiếu thảo” do tác giả Nguyễn Phương Bảo An biên soạn và tổng hợp. Cuốn sách dày 267 trang khổ 13 x 20.5cm được in và nộp lưu chiểu năm 2015.
Cầm trên tay cuốn sách bìa cuốn sách gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc với hình ảnh 3 thế hệ, trong đó người con đang chấp tay trước người cha già và hình ảnh người cháu đang ôm lấy ông của mình thể hiện sự kính trọng và sự gắn bó tình cảm gia đình.
“ Kể chuyện gương hiếu thảo được chia làm 3 phần rõ ràng. Phần 1 là gưng hiếu thảo của nhữn người con đất Việt, Phần 2 là Nhị thập tứ hiếu ( Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung quốc xưa) và phần ba là gương hiếu thảo trong các chuyện kể dân gian.
Ngay từ đầu cuốn sách tác giả đã muốn giới thiệu cho chúng ta những tấm gương tiêu biểu của con người Việt Nam nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ tương lai tiêu biểu như nhân vật Mai Thúc Loan một con người tận hiếu với mẹ, tận trung với nước. Ngay từ nhỏ ông đã biết thương mẹ vất vả nên đã làm việc nhà, lớn lên ông đi chăn trâu cho nhà giàu nhưng vẫn tranh thủ về giúp mẹ việc nhà. Ông không quản ngại bất kỳ việc gì, ông đi làm thuê cho quan nhà Đường chờ thời cơ khởi nghĩa và cuối cung ông đã lật đổ ách đô hộ của nhà Đường giành độc lập dân tộc. Chúng ta có thể thấy được ông là người hiếu thảo với mẹ và tận trung với nước. Một tấm gương nữa mà chúng ta biết đến là Nguyễn Đình Chiểu vì thương mẹ mà khóc mù mắt. Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 trong 1 gia đình trí thức nghèo. Sau khi nghe tin mẹ mất ông đã bỏ kỳ thi Hương về chịu tang mẹ, trên đường về vì quá thương nhớ mẹ mà khóc mù đôi mắt. Sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở lớp dạy học tại quê nhà và trong phần đời còn lại ông đã có rất nhiều tác phẩm văn học đấu tranh chống ách dô hộ được nhân dân thời bấy giờ rất tin yêu và kính trọng. Trên đây là 2 tấm gương tiêu biểu về lòng hiếu thảo của phần 1 và còn nhiều tấm gương khác nữa để 2000 chung ta học tập, noi theo.
Phần 2 của cuốn sách giới thiệu tấm gương hiếu thảo trong lịch sử Trung quốc như Vua văn tế suốt 3 năm trời một long hầu hạ mẹ, có những đêm thức trăng, mọi thứ thuốc Thái y dâng lên ông đều nếm thử, yên tâm mới cho mẹ uống hay như Tử Lộ ngày ngày đội thuê gạo trên đầu leo lên núi bán lấy tiền nuôi cha mẹ già.
Không chỉ có những gương hiếu thảo trong lịch sử mà trong các câu chuyện dân gian cũng có rất nhiều gương hiếu thảo c ho chúng ta học hỏi như chành trai Mật Sơn đã lấy hết lòng can đảm của mình lặn xuống Thủy cung để xin Long Vương ít vàng bạc đê phụng dưỡng bố mẹ ….
Mỗi câu chuyện là 1 tác phẩm văn học đích thực đạt tới sự hài hòa cao giữa nội dung và hình thức bởi chính cẻ đẹp của ngôn từ và tấm lòng yêu thương tha thiết của tác giả với người đọc.Cuốn sách là kinh nghiệm sống, là bài học cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.
Hà Thanh, tháng 1 năm 2023
XÁC NHẬN DUYỆT CỦA BGH PHỤ TRÁCH THƯ VIỆN
Hoàng Văn Kiền Vũ Thị Hường